Dân Chủ Hóa Chủ Nghĩa Xã Hội

Mục tiêu của chương trình Hiện Đại Hóa Chủ Nghĩa Xã Hội và Hòa Hợp Dân Tộc là đoàn kết dân
tộc Việt Nam để bước vào thời đại mới: thời đại dân chủ xã hội lưỡng đảng và quan hệ hữu nghị
với tất cả các dân tộc khác kể cả Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Lý Thường Kiệt đánh Tống bằng quân sự ngày xưa,
Việt Nam ta đánh Trung Quốc bằng chính trị ngày nay,
Đánh để Trung Quốc từ bỏ tham vọng nô lệ dân ta,
Và từ bỏ tham vọng lấn chiếm Biển Đông và bá quyền thế giới.

Một chương trình như thế có tính cách từng bước, hòa bình và ổn định, gồm hai giai đoạn chính:
Giai Đoạn I dân chủ độc đảng: đảng duy nhất vẫn là Đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam (tên mới của ĐCSVN ),

nhưng phân hóa thành hai phe - cải cách và không cải cách - thảo luận công khai về một chương trình hiện đại hóa
chủ nghĩa xã hội, phổ biến công khai tới tất cả mọi người mọi cấp từ cán bộ, chiến sỹ, công an ...
đến nhân dân. Mục đích của giai đoạn này là đưa nước Việt Nam trở thành nhà nước theo chế độ
dân chủ độc đảng đầu tiên trên thế giới, một chế độ ưu việt hơn chế độ hiện nay ở cả Việt Nam lẫn
Trung Quốc. ĐCSVN cũng cần đổi tên thành ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI  để chứng tỏ quyết tâm cải cách .

Cần biến cải các cuộc bầu cử có tính cách che đậy chế độ độc tài bằng:
1) Tổ chức bầu cử tại địa phương tỉnh, thành : một cuộc bầu cử trực tiếp và có chọn lựa
- Mỗi đơn vị bầu cử ( tỉnh, thành...) : 1 uỷ viên TW đảng /150.000 dân và đổi tên từ ủy viên TW Đảng

sang Nghị Viên của Nghị Viện Việt Nam, Các ứng viên phải là đảng viên và do ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI giới thiệu.
- Nghị Viện Việt Nam là ngành lập pháp cao nhất trong tam quyền phân lập. Hai ngành khác là hành pháp và tư pháp.

Nghị Viện Việt Nam cũng là BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI VIỆT NAM (TÊN MỚI CỦA ĐCSVN )

, quyền lực cao nhất trong đảng.
- Nghị Viện Việt Nam soạn thảo hiến pháp mới, xác định Việt Nam theo chế độ đại nghị,

qui định tổ chức hành và tư pháp. Hiến pháp mới cần được trưng cầu dân ý để thông qua.

Tổ chức đảng cũng cần được Nghị Viện Việt Nam qui định.
- Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phài là Nghị Viên và do thủ tướng đề nghị

và được Nghị Viện Việt Nam thông qua, chủ tịch cũng chính là Bí Thư Tỉnh hay Thảnh Phố,

người đứng đầu về mặt đảng trong tình/thành.

Như thế nước Việt Nam trở thành nhà nước dân chủ độc đảng đầu tiên trên thế giới và giai đoạn
này sẽ kéo dài - theo ước tính của Đợi Chờ - ít nhất 10 năm.
Giai đoạn này cũng cần thành lập các hội đồng kinh tế ở TW lẫn địa phương để giám sát các doanh
nghiệp nhà nước, đảm bảo tránh lỗ lã, thất thoát, lãng phí tài nguyên và đảm bảo chất lượng các
công trình.
Giai Đoạn II dân chủ xã hội lưỡng đảng: giai đoạn I dân chủ độc đảng cần cải cách chính tri,

kinh tế, xã hội ... cũng như tạo dựng ý thức dân chủ của mọi người và chuẩn bị cho giai đoạn II ,

hai phe cải cách và không cải cách chính thức trở thành hai đảng. Sân khấu chính trị chỉ có hai đảng

để điều hành và phát triển đất nước. Dân có quyền chọn lựa ứng cử viên. Ở giai đoạn này,

tam quyền được phân lập rõ ràng Đến giai đoạn này Việt Nam ta trở thành nhà nước dân chủ

xã hội lưỡng đảng đầu tiên trên thế giới.
Một chế độ ưu việt nhất thế giới vì nhân dân không chỉ làm chủ chính trị mà làm chủ tất cả, từ
chính trị đến kinh tế, xã hội...

Chương trình hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội của VN cũng sẽ là khuôn mẫu TQ bắt chước để giải
quyết các vấn để nội bộ đang xảy ra ở TQ, quên đi giấc mộng tham tàn ở Biển Đông và khắp thế
giới. TQ cũng không thể có các phiêu lưu quân sự đẩy thế giới vào nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe
dọa sự sinh tồn của nhân loại.
Đợi Chờ kêu gọi mọi người VN cũng như các quốc gia khác ủng hộ lời kêu gọi giúp Việt Nam thực
hiện chương trình hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam - Trung Quốc song hành trên đường cải cách.
Giải thích vài điểm:
A) Tại sao cần phải từng bước, hòa bình và ổn định:
1) Nhân dân Việt Nam không chỉ muốn dân chủ mà còn muốn ổn định. Tình trạng tranh tối
tranh sáng sẽ đưa thảm họa đến với dân tộc VN, đặc biệt TQ còn muốn nô lệ kiểu mới dân tộc ta và
đang dòm ngó dân tộc ta.
2) Giới lãnh đạo ĐCSVN cũng có quyền sinh tồn và nắm quyền lực trong tay. Nguyên chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết nói " Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát". Điều 4 hiến pháp cần được duy trì
trong giai đoạn đầu và bỏ trong giai đoạn sau.
3) Không ít người không muốn cải cách dân chủ vì muốn cuộc sống ổn định, được an thân, lợi
ích cá nhân ... đặc biệt lãnh đạo ở địa phương. Cải cách không khéo có thể dẫn tới nổi loạn, lãnh
chúa ở các địa phương.
Nguyễn trãi, nhà quân sư vua Lê Lợi, viết "Việc nhân nghĩa cốt ở an dân". Dân đây chỉ tất cả
mọi người từ lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ, công an, nhà dân chủ đến người dân thường . An lòng tất
cả mọi người thì mới có thể đại đoàn kết dân tộc Việt Nam trong sự nghi ệp hiện đại hóa chủ
nghĩa xã hội. Còn các nhà dân chủ đa đảng thì sao? Theo thời gian cũng thay đổi và hướng về hợp
tác, nếu không sẽ chìm vào quên lãng vì không chung nhịp bước với dân tộc.
- Hòa Hợp dân tộc: Đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam (tên mới của ĐCSVN ) 

cần nghiên cứu mở rộng để các nhà dân chủ ôn hòa và hợp tác có cơ hội tham gia tiến trình

Hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội.
B) Việt Nam - Trung Quốc song hành trên đường cải cách: Việt Nam trên đường cải cách sẽ là
nguồn động lực tạo nhu cầu cải cách ở TQ. Để giữ xã hội đươc ổn định, không có cách nào ngoại
trừ TQ củng chung nhịp điệu với dân tộc Việt Nam.

* Có ý kiến tăng thêm quyền lực cho chủ tịch nước và do dân bầu - nhất định phải là dân bầu có chọn lựa -

điều này phù hợp với định nghĩa dân chủ độc đảng: dân bầu có chọn lựa và các ứng viên do đảng đề cử.
• Đợi Chờ
Google+
vn.360plus.yahoo.com/lbui12

                               

 

Photo Gallery: Dân Chủ Hóa Chủ Nghĩa Xã Hội