Điều cần phải Làm Sau Tuần Hành ngày 9/12/2012 vừa qua

 

Phần I: Đối với các nhà yêu nước ủng hộ tuần hành phản đối TQ

Tuần hành yêu nước mang lại kết quả gì?

TQ cứ tiếp tục hay từ bỏ tham vọng Biển Đông sau tuần hành yêu nước? Điều gì mang lại cho mỗi người tham gia tuần hành?

Nên nhớ câu đầu tiên trong Bình Ngô Đại Cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở an dân.

Hãy ủng hộ yêu cầu nhà nước Việt Nam thảo luận Chương Trình Hiện Đại Hóa và Dân Chủ Hóa CNXH dựa trên Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn , thảo luận về Nghị Viện Việt Nam ...

 

Phần II: Đối với ĐCSVN

Nhà Nước Việt Nam cần làm gì để loại bỏ tham vọng Biển Đông của TQ?

ĐCSVN không có cách gì loại bỏ lòng yêu nước của nhân dân dân Việt Nam , tuy nhiên có cách để loại bỏ tham vọng Biển Đông của TQ.

Đó chính là thảo luận Chương Trình Hiện Đại Hóa và Dân Chủ Hóa CNXH dựa trên Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn, thảo luận về Nghị Viện Việt Nam và các hệ lụy . Cũng cần đổi tên ĐCSVN thành Đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam.

Cần xác định Điều I của hiến pháp Việt Nam : Việt Nam theo chế độ đại nghị với tam quyền phân lập. NGHỊ VIỆN VIỆT NAM là cơ quan lập pháp cao nhất nước, do đảng cử dân bầu chọn 1-1 (2 chọn 1) theo tỷ lệ 150 ngàn dân/ 1 ghế trong Nghị Viện Việt Nam .

Hiến pháp cũng qui định tổ chức và quyền hạn các nghành hành pháp và tư pháp, cũng như các quyền căn bản bản của con người như Bác Hồ qui định trong Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 tại Ba Đình.

ĐCSVN cũng cần biết vị thế vững bền hơn bao giờ hết nếu thảo luận dân chủ từng giai đoạn.

Phần III: Tập hợp các bài viết ngắn vừa qua:

Dùng mọi thủ đoạn để loại trừ biểu tình yêu nước tại Hà Nội và Saigon thể hiện chính sách diệt trử dân chủ đa đảng ở mầm mống. Chính sách này đã được khai sinh tại TQ cũng như  Việt Nam sau khi cải cách dân chủ của Gorbachev thất bại. TQ lần đầu tiên áp dụng ở qui mô thảm sát Thiên An Môn, tạo thời kỳ băng giá giữa phương Tây và TQ trong một thời gian khá dài. Còn hiện nay ở Việt Nam thì sao?

Hành động leo thang của TQ ở Biển Đông đang kích thích các phong trào lên án TQ về các hành vi ở Biển Đông . Dự trù có các cuộc biểu tình ở Hà Nội lẫn Sàigon để bày tỏ tình cảm yêu nước và chống tham vọng Biển Đông của TQ. Như vậy sau khoảng gần 2 năm im lặng, nay lại bùng nổ các cuộc tuần hành yêu nước. Về mặt kinh tế, vấn đề nợ liên quan bất động sản đã lên tới hàng triệu tỷ đồng. 

Tình hình Việt Nam hiện nay chưa thể gọi là đang ở bên bờ vực thẳm. Một tình trạng Đợi Chờ nhận định là cần thiết để có đủ động lực cần thiết cho sự thay đổi hướng về dân chủ từng bước theo Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn - cả 2 nước Việt Nam và TQ cần phải thay đổi khi đang ở bên bờ vực thẳm.

Như thế tình hình Việt Nam hiện đang rất căng thẳng nhưng vẫn chưa đủ để cải cách dân chủ.

Tốt nhất vẫn là giới lãnh đạo ĐCSVN thảo luận dân chủ từng giai đoạn ngay từ bầy giờ, đừng để nước tới chân mới lo. 

 

Ngày Chủ Nhật: 8/12/2012

Đã diễn ra các cuộc biểu tình tại Hà Nội cũng như Saigon. Dùng mọi thủ đoạn: bao vây nhà riêng, xé biểu ngữ ... công an vẫn không ngăn chận những người biểu tình yêu nước chống các hành động xâm lăng tại Biển Đông . ĐCSVN phải tìm ra một lối thoát giải quyết vấn đề trên căn bản loại trử tham vọng Biển Đông của TQ bằng Vũ Khí Dân Chủ theo Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn .

 

Nhà nước Việt Nam không nhìn ra cách loại bỏ tham vọng Biển Đông của TQ. Các vấn đề trong nội bộ TQ phức tạp hơn Việt Nam rất nhiều và Việt Nam cần phải là mô hình cải cách dân chủ thành công để TQ học hỏi và đi theo. Gorbachev đã thất bại trong việc dân chủ hóa toàn khối XHCN và 2 dân chủ đến với Nga là do sự sụp đổ đảng cộng sản với hệ lụy Liên Bang Xô Viết tan thành từng mảnh và cuộc sống hàng triệu đảng viên bị ảnh hưởng nặng nề.
TQ học được bài học Liên Xô và vì thế đã loại bỏ phong trào Thiên An Môn một cách tàn bạo để cứu TQ khỏi thảm họa Đông Châu Liệt Quốc thời hiện đại ngày nay. Việt Nam cũng như TQ hiện nay rất e dè khi nói đến cải cách dân chủ. Tuy nhiên dân chủ là thiết yếu , không thể không có trong thời đại hiện đại ngày nay. Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn ra đời để loại bỏ nỗi lo sợ khi cải cách dân chủ: đó là lộ trình cải cách dân chủ từng bước, từng giai đoạn với mục đích cải cách dân chủ mà vẫn duy trì xã hội được ổn định, bảo đảm các đảng cộng sản vẫn duy trì thế cầm quyền trong suốt quá trình cải cách, trường tồn dưới dạng 2 đảng kế thừa trong hệ thống chính trị dân chủ lưỡng đảng có nguồn gốc từ đảng cộng sản độc tài hiện nay.
Bô Chính Trị ĐCSVN hãy quẳng gánh lo đi và bắt đầu thảo luận Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn, càng hiểu rõ càng có quyết tâm thực hiện.

 

Nhà nước Việt Nam không nhìn ra cách loại bỏ tham vọng Biển Đông của TQ. Các vấn đề trong nội bộ TQ phức tạp hơn Việt Nam rất nhiều và Việt Nam cần phải là mô hình cải cách dân chủ thành công để TQ học hỏi và đi theo. Gorbachev đã thất bại trong việc dân chủ hóa toàn khối XHCN và 2 dân chủ đến với Nga là do sự sụp đổ đảng cộng sản với hệ lụy Liên Bang Xô Viết tan thành từng mảnh và cuộc sống hàng triệu đảng viên bị ảnh hưởng nặng nề.
TQ học được bài học Liên Xô và vì thế đã loại bỏ phong trào Thiên An Môn một cách tàn bạo để cứu TQ khỏi thảm họa Đông Châu Liệt Quốc thời hiện đại ngày nay. Việt Nam cũng như TQ hiện nay rất e dè khi nói đến cải cách dân chủ. Tuy nhiên dân chủ là thiết yếu , không thể không có trong thời đại hiện đại ngày nay. Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn ra đời để loại bỏ nỗi lo sợ khi cải cách dân chủ: đó là lộ trình cải cách dân chủ từng bước, từng giai đoạn với mục đích cải cách dân chủ mà vẫn duy trì xã hội được ổn định, bảo đảm các đảng cộng sản vẫn duy trì thế cầm quyền trong suốt quá trình cải cách, trường tồn dưới dạng 2 đảng kế thừa trong hệ thống chính trị dân chủ lưỡng đảng có nguồn gốc từ đảng cộng sản độc tài hiện nay.
Bô Chính Trị ĐCSVN hãy quẳng gánh lo đi và bắt đầu thảo luận Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn, càng hiểu rõ càng có quyết tâm thực hiện.

Động Lực Thay Đổi Ngày Càng Mạnh Hơn

Những hành động mới của TQ như hộ chiếu lưỡi bò, khám tàu nước ngoài ở Biển Đông ...nói lên thái độ quyết đoán hơn của TQ trong chính sách về Biển Đông của TQ. Chắc chắn những hành động mới sẽ tạo ra sức phản đối mạnh mẽ không chỉ ở các nước láng giềng của TQ mà còn khắp nơi trên thế giới.

TQ cũng như tất cả các nước khác ở trong vùng kể cả Nhật hay Mỹ, một siêu cường thế giới, cũng đang gia tăng quốc phòng nhanh chóng. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới III, một cuộc chiến hạt nhân chấm dứt sự sinh tồn của nhân loại đang gia tăng nhanh chóng. Đợi Chờ nhớ đến các cuộc biểu tình khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở Tây Đức, chống đặt các giàn phóng tên lửa thuộc loại đánh phủ đầu đầu tiên (first- strike empty) đã làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân . Ngày nay một tình thế mới như thế cũng đang hình thành và chúng ta phải có trách nhiệm tìm ra một giải pháp: đó là dân chủ hóa TQ dựa trên hiệu ứng domino với con cờ đầu tiên là Việt Nam khởi sự thảo luận Chương Trình Hiện Đại Hóa và Dân Chủ Hóa CNXH dựa trên Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn .

Đừng Mong Trung Quốc Sụp Đổ

Ảo tưởng ! Thật là ảo tưởng. Đừng mơ ước TQ sụp đổ và chuẩn bị cho ngày TQ sụp đổ. Cần thay đổi tựa đề của bài viết này “Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ” thành "Hãy chuẩn bị cho ngày TQ cùng Việt Nam song hành trên đường cải cách dân chủ".

Những lý do tác giả đưa ra chỉ chứng tỏ TQ cần thay đổi và thay đổi theo Việt Nam trên con Con Đường Hiện Đại Hóa và Dân Chủ Hóa CNXH . Việt Nam cần phải là con cờ domino đầu tiên và TQ, Cuba sẽ là những con cờ tiếp nối trong bàn cờ dân chủ hóa của các nước XHCN còn lại trên thế giới . Điều này giúp giải quyết các mâu thuẫn ở Biển Đông , ổn định hóa căng thẳng hiện nay ở châu Á , giảm chạy đua vũ trang Trung Mỹ và loại trừ nguy cơ một thế chiến III hạt nhân và chấm dứt sự sinh tồn của nhân loại.

TQ cũng cần thay đổi cách giao dịch để xứng đáng là một siêu cường thế giới.

 

Việt Nam có câu "Thất bại là mẹ thành công". Đức Khổng Tử cũng nói: Đi với kẻ giỏi ta học được điều hay, đi với kẻ dở chúng ta cũng học được - kẻ dở hay sai cho chúng ta biết thế nào là sai, là dở và từ đó chúng ta cũng có thể suy ra được điều hay.
Chủ nghĩa xã hội (CNXH) ra đời trong hoàn cảnh bóc lột và đế quốc của chủ nghĩa tư bản (CNTB). CNTB đã canh tân hiện đại nhờ có tính DÂN CHỦ   . CNXH hiện nay không có dân chủ nên chúng ta chưa thể canh tân hiện đại được và làn gió dân chủ thổi vào CNXH cần phải từng bước từng giai đoạn như được mô tả trong Chương Trình Hiện Đại Hóa và Dân Chủ Hóa CNXH dựa trên Lộ Trình Dân Chủ 2 Giai Đoạn .
Không thể có cách mạng dân chủ giống như cách mạng dân chủ tại Pháp hơn 200 năm trước đây, vì nếu giống như thế ĐCSVN sẽ sụp đổ, chế độ đang cầm quyền cũng sụp đổ và hủy hoại tất cả những gì hay mà chúng ta đang có đồng thời làm cho hàng triệu đảng viên, cán bộ, chiến sĩ  và gia đình  - đương nhiệm hay về hưu - lâm vào cảnh ngộ mất tất cả kể cả mạng sống mình (mất luôn cả nước và trở thành nô lệ kiểu mới).

Điều 4 hiến pháp cần được duy trì nhưng chúng ta có cách làm cho chế độ này ngày càng dân chủ hơn và tốt lành hơn. Cách đó chính là dân chủ chế độ độc tài độc đảng đương quyền bằng cách dân chủ hóa TW Đảng, cơ quan quyền lực cao nhất nước thành NGHỊ VIỆN VIỆT NAM , cơ quan lập pháp trong tam quyền phân lập theo cách đảng đề cử 2 ứng viên và dân bầu cử chọn một và 150 ngàn dân có một ghế trong Nghị Viện Việt Nam .
NGHỊ VIỆN VIỆT NAM cũng là TW Đảng, cơ quan quyền lực cao nhất đảng , có quyền đề cử Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư. Điều này hợp pháp hóa tính chất lãnh đạo của Đảng.

 

Nghị Viện Việt Nam

 

Đợi Chờ đề nghị đổi tên ĐCSVN thành "Đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam  bao gồm 2 phe : phe dân chủ nghiêng về cải cách dân chủ và phe xã hội nghiêng về duy trì không để cải cách dân chủ quá nhanh và giữ vững ổn định xã hội. Trong bước đầu không có sự phân chia rõ ràng nhưng đảng đề cử 2 ứng viên và dân bầu chọn một cho mỗi ghế trong Nghị Viện Việt Nam theo tỷ lệ 1 ghế/ 150 ngàn dân. Đây chính là TW Đảng, tổ chức đảng cao nhất, có quyền tổ chức Đảng , đề cử Bộ Chính Trị và Ban Bí thư.

Như thế Nghị Viện Việt Nam có khoảng 600 nghị viên, một số sẽ được chọn làm bí thư hay chủ tịch tỉnh thành. Để tránh địa phương hóa, người đứng đầu tỉnh thành không phải do địa phương đề cử. 

Tập hợp số Nghị Viên còn lại chính là Nghị Viện Việt Nam, cơ quan lập pháp cao nhất nước  có trách nhiệm soạn thảo hiến pháp xác định Việt Nam theo chế độ đại nghị giống Anh Nhật và tam quyền phân lập.